HỮU SỰ
Nói, làm thường thận trọng
Luôn trọn vẹn chú tâm
Lắng nghe quan sát rõ
Đến đi Pháp lặng thầm.
![TRÍCH ĐOẠN TRONG ĐẠO TRADING 2 image 73](https://hsgfx.com/wp-content/uploads/2022/06/image-73.png?w=842)
ĐẠO TRADING
Thận trọng là cẩn thận, không lơ là chểnh mảng đối với thực tại đang là; Chú tâm là tâm
trọn vẹn với thực tại đang là, không bị phân tâm, không bị quá khứ, vị lai và ngoại cảnh chi
phối; Quan sát là thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm và biết thực tại rõ ràng như nó đang là, không
qua tư tưởng hay quan niệm nào.
Hay nói cách khác thì không buông lung phóng dật mà trở về với thực tại gọi là tinh tấn;
không thất niệm mà sống trọn vẹn với thực tại gọi là chánh niệm, không vọng tưởng mà luôn
trong sáng với thực tại gọi là tỉnh giác. Vậy trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại chính là
thực hành bát chánh đạo.
***
Tôi muốn nhấn mạnh thêm vào chánh niệm (chú tâm) vì vai trò chủ chốt của nó trong
thiền Vipassana nên trích dẫn ở đây những lời giảng minh triết của các bậc thầy tâm linh:
“Chỉ cần nhận diện thôi, không cần phải làm gì khác. Thực tập chánh niệm bắt đầu bằng
sự nhận diện một cách thuần túy tất cả những gì đang xảy ra trong ta và xung quanh ta. Nhận
diện mà không cần phê phán. Không cần nghĩ rằng điều đang xảy ra là đáng buồn hay đáng
vui. Bông hoa tươi thì biết là bông hoa tươi, bông hoa héo thì biết là bông hoa héo. Tâm đang
giận hờn thì biết đây là nỗi giận hờn đang ở trong ta. Không cần phải công phá, không cần
phải đè nén. Bí quyết của sự thực tập là ở chỗ này.” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh
“Khi tham muốn sanh khởi và bạn quan sát nó một cách thật cẩn thận, bạn sẽ hiểu rằng đó
chỉ là tính chất của sự ham muốn, không phải là tôi ham muốn, nó không phải là tâm của tôi,
nó chỉ là một cái tâm, một cái tâm sanh khởi bởi vì có đầy đủ nhân duyên cho nó sanh khởi
mà thôi. Nếu một đối tượng mang những tính chất khiến cho nó hấp dẫn, thì khi đó một cảm
giác thích thú với đối tượng ấy sẽ xuất hiện. Nếu bạn nhận ra được những tính chất tâm này
chính là vô ngã (anatta), bạn sẽ học hỏi được rất nhiều từ chúng. Còn nếu bạn cứ nghĩ nó là
cái tham của tôi, thì sẽ rất khó trừ bỏ được nó, bởi vì điều đó chỉ càng làm cho tâm tham
mạnh lên mà thôi.
Cũng theo cách như vậy, khi sân sanh khởi, hãy quan sát nó một cách thật bình thản và
cẩn thận, kỹ lưỡng. Nếu bạn nhìn cái giận “của mình” thì bạn sẽ còn cảm thấy giận hơn nữa.
Khi cái giận cùng tồn tại với “cái tôi”, nó sẽ trở nên mạnh hơn rất nhiều. Nó có thể mạnh đến
mức không thể kiểm soát nổi. Nhưng hãy làm như tôi vừa nói ở trên, giữ chánh niệm và mỗi
khi sân giận nổi lên lại, hãy kiên nhẫn nhìn nó thật lâu, thật cẩn thận như một khán giả bên
ngoài trông vào, mà không nghĩ rằng, không cho rằng nó là tâm “của tôi”. Khi bạn có thể làm
được như vậy thì sân hận sẽ bị tước vũ khí.
ĐẠO TRADING
Nếu luôn luôn quan sát như thế, bạn sẽ bắt đầu thấy được bản chất của tâm. Bạn không
thể làm cho bất cứ cái gì biến mất và bạn cũng không cần phải làm như thế. Nếu bạn có thể
quan sát được mọi thứ sanh khởi trong tâm như một người ngoài cuộc quan sát các tư tưởng,
những điều thoả mãn, hài lòng cũng như những điều bất mãn, không ưng ý hay bất cứ những
gì đang có mặt, thì sức mạnh của phiền não sẽ suy yếu đi rất nhiều.
Vậy nếu bạn có thể nhìn tham, sân, ngã mạn, ghen tỵ, đố kỵ… như là vô ngã, chúng sẽ trở
nên mềm yếu và rút lui. Hơn thế nữa, bạn còn gặt hái được một số kiến thức và trí tuệ từ
chúng nữa. Đó là những gì chúng đem lại cho chúng ta để chúng ta trở nên ngày càng vững
vàng, ổn định và quyết tâm hơn. Chúng ta sẽ có được một sức mạnh nội tâm kiên định; chúng
ta sẽ trở thành những con người trưởng thành và cân bằng.” – Thiền sư Sayadaw U. Jotika
“Bằng cách cẩn thận không bị lôi kéo vào những cuộc “đối thoại” hay cãi vã với kẻ xâm
nhập (tức là các chướng ngại nảy sinh), chúng ta sẽ không cho nó lý do để ở lại lâu; và trong
nhiều trường hợp, những chướng ngại ấy sẽ sớm bỏ đi như một vị khách không được chủ nhà
tiếp đón niềm nở… Hãy cứ để những kẻ xâm nhập ấy đến rồi đi. Cũng như tất cả mọi tiến
trình thân-tâm đang tiếp diễn vô tận, trôi qua trước con mắt quan sát của chúng ta trong pháp
hành ghi nhận thuần túy, chúng sanh lên, sau khi sanh lên, chúng lại diệt đi.
… Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp chỉ cần một khoảnh khắc suy xét ngắn ngủi
cũng đủ để ngăn chặn một bước đi sai lầm, và từ đó tránh được cả một chuỗi dài đau khổ và
tội lỗi, khởi đầu chỉ từ một giây phút thiếu suy nghĩ. Nhưng làm thế nào để kiềm chế được
những phản ứng vội vàng, hấp tấp và thay thế bằng những khoảnh khắc chánh niệm và suy
xét? Làm được điều đó lại còn phụ thuộc vào khả năng chặn đứng và tạm dừng, hãm phanh
lại đúng lúc – và điều này chúng ta có thể học được bằng cách thực hành ghi nhận thuần
túy… Tâm quan sát sẽ luôn có mặt, giúp chúng ta tạm dừng và chặn đứng, ngay cả khi bị bất
ngờ, khi bị lôi cuốn, cám dỗ hay cáu giận đột ngột.
… Nhờ khả năng tịnh chỉ (giữ yên) để ghi nhận thuần túy, hay dừng lại để suy xét một
cách trí tuệ, thường là sự lôi cuốn, cám dỗ đầu tiên của tham dục, làn sóng cáu giận đầu tiên,
màn sương mê mờ đầu tiên của tâm si sẽ biến mất ngay mà không gây ra rắc rối nghiêm trọng
nào. Dòng những tiến trình tâm bất thiện bị chặn đứng lại ở thời điểm nào là phụ thuộc vào
mức độ chánh niệm của chúng ta. Nếu chánh niệm sắc bén, nó sẽ chặn được một loạt những
suy nghĩ hay hành động bất thiện từ rất sớm, trước khi chúng lôi mình đi quá xa. Phiền não sẽ
không lớn mạnh vượt quá mức độ ban đầu, do đó sẽ bớt cần đến nhiều nỗ lực để kiểm soát
chúng, nghiệp tạo ra sẽ ít hơn, hoặc là không có.
… Sự chú ý liên tục đem đến một bức tranh toàn cảnh đầy đủ hơn về đối tượng trên tất cả
các góc độ. Nói chung, ấn tượng đầu tiên chúng ta cảm nhận được từ bất cứ đối tượng giác
quan hay một ý tưởng nào đó đều chỉ là đặc điểm nổi bật nhất của nó; chính điểm này thu hút
sự chú ý của chúng ta tới khi sức tác động của nó đạt đến đỉnh điểm. Song đối tượng cũng thể
hiện những khía cạnh, đặc tính cùng những chức năng khác, ngoài những điều chúng ta cảm
nhận được đầu tiên. Những điều này có thể không rõ nét hoặc không thú vị đối với chúng ta;
nhưng có thể lại quan trọng hơn. Có rất nhiều trường hợp, ấn tượng đầu tiên của chúng ta
ĐẠO TRADING
hoàn toàn là sai lầm. Chỉ khi chúng ta tiếp tục duy trì sự chú ý xa hơn cảm nhận ban đầu đó
thì đối tượng mới tự thể hiện ra đầy đủ hơn. Khi làn sóng nhận thức đầu tiên thoái lui, thì sức
mạnh của thành kiến/tư kiến (đánh giá, suy nghĩ chủ quan) cũng giảm dần; và chỉ khi đó,
trong giai đoạn kết thúc, đối tượng mới thể hiện được nhiều chi tiết mở rộng, một bức tranh
hoàn chỉnh hơn về chính nó. Chính vì vậy, chỉ nhờ sự chú ý liên tục chúng ta mới đạt tới
được sự hiểu biết rõ ràng hơn về các thuộc tính của đối tượng.” – Thiền sư Nyanaponika
Cuối cùng thì bạn đã có thể ghi nhớ lời dạy ngắn gọn của ngài Ajahn Chah – vị thiền sư
danh tiếng bậc nhất của Thailand: “Chỉ có một cuốn sách đáng đọc nhất, đó là tâm của chính
mình.
99
ĐẠO TRADING
Thận trọng là cẩn thận, không lơ là chểnh mảng đối với thực tại đang là; Chú tâm là tâm
trọn vẹn với thực tại đang là, không bị phân tâm, không bị quá khứ, vị lai và ngoại cảnh chi
phối; Quan sát là thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm và biết thực tại rõ ràng như nó đang là, không
qua tư tưởng hay quan niệm nào.
Hay nói cách khác thì không buông lung phóng dật mà trở về với thực tại gọi là tinh tấn;
không thất niệm mà sống trọn vẹn với thực tại gọi là chánh niệm, không vọng tưởng mà luôn
trong sáng với thực tại gọi là tỉnh giác. Vậy trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại chính là
thực hành bát chánh đạo.
***
Tôi muốn nhấn mạnh thêm vào chánh niệm (chú tâm) vì vai trò chủ chốt của nó trong
thiền Vipassana nên trích dẫn ở đây những lời giảng minh triết của các bậc thầy tâm linh:
“Chỉ cần nhận diện thôi, không cần phải làm gì khác. Thực tập chánh niệm bắt đầu bằng
sự nhận diện một cách thuần túy tất cả những gì đang xảy ra trong ta và xung quanh ta. Nhận
diện mà không cần phê phán. Không cần nghĩ rằng điều đang xảy ra là đáng buồn hay đáng
vui. Bông hoa tươi thì biết là bông hoa tươi, bông hoa héo thì biết là bông hoa héo. Tâm đang
giận hờn thì biết đây là nỗi giận hờn đang ở trong ta. Không cần phải công phá, không cần
phải đè nén. Bí quyết của sự thực tập là ở chỗ này.” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh
“Khi tham muốn sanh khởi và bạn quan sát nó một cách thật cẩn thận, bạn sẽ hiểu rằng đó
chỉ là tính chất của sự ham muốn, không phải là tôi ham muốn, nó không phải là tâm của tôi,
nó chỉ là một cái tâm, một cái tâm sanh khởi bởi vì có đầy đủ nhân duyên cho nó sanh khởi
mà thôi. Nếu một đối tượng mang những tính chất khiến cho nó hấp dẫn, thì khi đó một cảm
giác thích thú với đối tượng ấy sẽ xuất hiện. Nếu bạn nhận ra được những tính chất tâm này
chính là vô ngã (anatta), bạn sẽ học hỏi được rất nhiều từ chúng. Còn nếu bạn cứ nghĩ nó lcái tham của tôi, thì sẽ rất khó trừ bỏ được nó, bởi vì điều đó chỉ càng làm cho tâm tham
mạnh lên mà thôi.
Cũng theo cách như vậy, khi sân sanh khởi, hãy quan sát nó một cách thật bình thản và
cẩn thận, kỹ lưỡng. Nếu bạn nhìn cái giận “của mình” thì bạn sẽ còn cảm thấy giận hơn nữa.
Khi cái giận cùng tồn tại với “cái tôi”, nó sẽ trở nên mạnh hơn rất nhiều. Nó có thể mạnh đến
mức không thể kiểm soát nổi. Nhưng hãy làm như tôi vừa nói ở trên, giữ chánh niệm và mỗi
khi sân giận nổi lên lại, hãy kiên nhẫn nhìn nó thật lâu, thật cẩn thận như một khán giả bên
ngoài trông vào, mà không nghĩ rằng, không cho rằng nó là tâm “của tôi”. Khi bạn có thể làm
được như vậy thì sân hận sẽ bị tước vũ khí.
ĐẠO TRADING
Nếu luôn luôn quan sát như thế, bạn sẽ bắt đầu thấy được bản chất của tâm. Bạn không
thể làm cho bất cứ cái gì biến mất và bạn cũng không cần phải làm như thế. Nếu bạn có thể
quan sát được mọi thứ sanh khởi trong tâm như một người ngoài cuộc quan sát các tư tưởng,
những điều thoả mãn, hài lòng cũng như những điều bất mãn, không ưng ý hay bất cứ những
gì đang có mặt, thì sức mạnh của phiền não sẽ suy yếu đi rất nhiều.
Vậy nếu bạn có thể nhìn tham, sân, ngã mạn, ghen tỵ, đố kỵ… như là vô ngã, chúng sẽ trở
nên mềm yếu và rút lui. Hơn thế nữa, bạn còn gặt hái được một số kiến thức và trí tuệ từ
chúng nữa. Đó là những gì chúng đem lại cho chúng ta để chúng ta trở nên ngày càng vững
vàng, ổn định và quyết tâm hơn. Chúng ta sẽ có được một sức mạnh nội tâm kiên định; chúng
ta sẽ trở thành những con người trưởng thành và cân bằng.” – Thiền sư Sayadaw U. Jotika
“Bằng cách cẩn thận không bị lôi kéo vào những cuộc “đối thoại” hay cãi vã với kẻ xâm
nhập (tức là các chướng ngại nảy sinh), chúng ta sẽ không cho nó lý do để ở lại lâu; và trong
nhiều trường hợp, những chướng ngại ấy sẽ sớm bỏ đi như một vị khách không được chủ nhà
tiếp đón niềm nở… Hãy cứ để những kẻ xâm nhập ấy đến rồi đi. Cũng như tất cả mọi tiến
trình thân-tâm đang tiếp diễn vô tận, trôi qua trước con mắt quan sát của chúng ta trong pháp
hành ghi nhận thuần túy, chúng sanh lên, sau khi sanh lên, chúng lại diệt đi.
… Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp chỉ cần một khoảnh khắc suy xét ngắn ngủi
cũng đủ để ngăn chặn một bước đi sai lầm, và từ đó tránh được cả một chuỗi dài đau khổ và
tội lỗi, khởi đầu chỉ từ một giây phút thiếu suy nghĩ. Nhưng làm thế nào để kiềm chế được
những phản ứng vội vàng, hấp tấp và thay thế bằng những khoảnh khắc chánh niệm và suy
xét? Làm được điều đó lại còn phụ thuộc vào khả năng chặn đứng và tạm dừng, hãm phanh
lại đúng lúc – và điều này chúng ta có thể học được bằng cách thực hành ghi nhận thuần
túy… Tâm quan sát sẽ luôn có mặt, giúp chúng ta tạm dừng và chặn đứng, ngay cả khi bị bất
ngờ, khi bị lôi cuốn, cám dỗ hay cáu giận đột ngột.
… Nhờ khả năng tịnh chỉ (giữ yên) để ghi nhận thuần túy, hay dừng lại để suy xét một
cách trí tuệ, thường là sự lôi cuốn, cám dỗ đầu tiên của tham dục, làn sóng cáu giận đầu tiên,
màn sương mê mờ đầu tiên của tâm si sẽ biến mất ngay mà không gây ra rắc rối nghiêm trọng
nào. Dòng những tiến trình tâm bất thiện bị chặn đứng lại ở thời điểm nào là phụ thuộc vào
mức độ chánh niệm của chúng ta. Nếu chánh niệm sắc bén, nó sẽ chặn được một loạt những
suy nghĩ hay hành động bất thiện từ rất sớm, trước khi chúng lôi mình đi quá xa. Phiền não sẽ
không lớn mạnh vượt quá mức độ ban đầu, do đó sẽ bớt cần đến nhiều nỗ lực để kiểm soát
chúng, nghiệp tạo ra sẽ ít hơn, hoặc là không có.
… Sự chú ý liên tục đem đến một bức tranh toàn cảnh đầy đủ hơn về đối tượng trên tất cả
các góc độ. Nói chung, ấn tượng đầu tiên chúng ta cảm nhận được từ bất cứ đối tượng giác
quan hay một ý tưởng nào đó đều chỉ là đặc điểm nổi bật nhất của nó; chính điểm này thu hút
sự chú ý của chúng ta tới khi sức tác động của nó đạt đến đỉnh điểm. Song đối tượng cũng thể
hiện những khía cạnh, đặc tính cùng những chức năng khác, ngoài những điều chúng ta cảm
nhận được đầu tiên. Những điều này có thể không rõ nét hoặc không thú vị đối với chúng ta;
nhưng có thể lại quan trọng hơn. Có rất nhiều trường hợp, ấn tượng đầu tiên của chúng ta
ĐẠO TRADING
hoàn toàn là sai lầm. Chỉ khi chúng ta tiếp tục duy trì sự chú ý xa hơn cảm nhận ban đầu đó
thì đối tượng mới tự thể hiện ra đầy đủ hơn. Khi làn sóng nhận thức đầu tiên thoái lui, thì sức
mạnh của thành kiến/tư kiến (đánh giá, suy nghĩ chủ quan) cũng giảm dần; và chỉ khi đó,
trong giai đoạn kết thúc, đối tượng mới thể hiện được nhiều chi tiết mở rộng, một bức tranh
hoàn chỉnh hơn về chính nó. Chính vì vậy, chỉ nhờ sự chú ý liên tục chúng ta mới đạt tới
được sự hiểu biết rõ ràng hơn về các thuộc tính của đối tượng.” – Thiền sư Nyanaponika
Cuối cùng thì bạn đã có thể ghi nhớ lời dạy ngắn gọn của ngài Ajahn Chah – vị thiền sư
danh tiếng bậc nhất của Thailand: “Chỉ có một cuốn sách đáng đọc nhất, đó là tâm của chính
mình.